Vận động trị liệu mang đến những lợi ích tích cực nào?

     Vận động trị liệu là phương pháp thực hiện các mẫu vận động, các tư thế hoặc các hoạt động thể lực của cơ thể một cách có hệ thống và kế hoạch giúp phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Đây là phương pháp điều trị quan trọng trong phục hồi chức năng hiện đại, người bệnh có thể tập tại phòng khám, tập tại nhà, có hỗ trợ hoặc không tùy vào từng bài tập khác nhau.

 

 

TRUNK – Chuyên về phương pháp vận động trị liệu 


 

     TRUNK là cái tên nổi bật trong danh sách những địa chỉ có dịch vụ vận động trị liệu  tốt nhất hiện nay. Không chỉ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, các bác sĩ tại đây còn biết cách phối hợp điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc như: vật lý trị liệu kết hợp xoa bóp bấm huyệt,… tùy tuổi tác, sức khỏe và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

 

     Bên cạnh đó, phòng khám TRUNK còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển y dược cổ truyền, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và đào tạo các thế hệ y bác sĩ Y học cổ truyền chuyên nghiệp. Không chỉ có cơ sở vật chất khang trang, không gian thoáng mát, sạch sẽ. Trung tâm còn sắp xếp chỗ ngồi chờ rộng rãi cho người nhà bệnh nhân. Vì thế, đây xứng đáng là đơn vị phụ trách đầu ngành trong lĩnh vực y dược cổ truyền của các tỉnh, thành phố ở miền Nam.

 

Vận động trị liệu

 

Định nghĩa vận động trị liệu


 

     Vận động trị liệu (VĐTL) là thực hiện các vận động, các tư thế hoặc các hoạt động thể lực của cơ thể một cách có hệ thống và kế hoạch. Nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Kích thích vận động là một trong những kích thích quan trọng. Đảm bảo sự phát sinh, phát triển, tồn tại của cơ thể. Nó có ảnh hưởng đến mọi cơ quan, bộ phận, quá trình sinh học trong cơ thể.

 

     Vận động trị liệu thường có cường độ thấp hơn và thời gian ngắn hơn các bài tập dành cho người khỏe mạnh. Quá trình tập luyện có thể chỉ kéo dài một vài ngày hoặc hàng tháng trời, phụ thuộc vào tình trạng người bệnh. Khi tình trạng người bệnh thay đổi, chương trình tập luyện phải thay đổi theo để phù hợp với tiến triển của họ.

 

     VĐTL là phương pháp điều trị quan trọng của PHCN hiện đại. Y học cổ truyền nước ta cũng đã ứng dụng rất sớm các loại vận động thư giãn, vận động để điều trị, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Muốn áp dụng tốt VĐTL cần phải nắm vững các kiến thức về giải phẫu, sinh lý bệnh học.

 

Vận động trị liệu

 

Nội dung liên quan: Đơn vị chuyên cung cấp các liệu trình trị liệu uy tín hàng đầu TPHCM

 

Mục đích của vận động trị liệu

 

     Các bác sĩ và cố vấn chuyên môn tại TRUNK sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý, thể chất cơ thể và giai đoạn điều trị của từng người để thiết kế một phác đồ vận động trị liệu khoa học riêng nhằm cải thiện chức năng vận động toàn diện của hệ Cơ – Xương – Khớp, cũng như hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị đạt được hiệu quả tối ưu. Những mục đích chính của vận động trị liệu:

 

     • Duy trì và phục hồi tầm hoạt động của khớp, tính mềm dẻo của mô mềm, phòng ngừa các thương tật thứ cấp do bất động.

 

     • Tăng cường sức mạnh, sức bền và khả năng kiểm soát vận động của cơ

 

     • Kích thích lưu thông tuần hoàn dinh dưỡng, tuần hoàn máu, nhanh chóng làm lành các tổn thương bên trong.

 

     • Tăng khả năng phản xạ tự nhiên và cảm giác thăng bằng trong vận động.

 

     • Thư giãn căng cơ, hồi phục trạng thái thể chất.

 

     • Mở rộng tầm vận động của cơ thể, cải thiện sức khỏe và sức bền tim mạch.

 

Vận động trị liệu

 

Một số bài tập vận động trị liệu hiệu quả

 

Bài tập theo tầm vận động

 

     Tầm vận động khớp là góc mà khớp đó vận động được theo các hướng khác nhau, được đánh giá theo góc hoạt động với đơn vị đo là độ. Tầm vận động tùy thuộc vào khả năng vận động của khớp và tính kéo dãn của mô mềm.

 

     Các bài tập TVĐ là các bài tập thực hiện hết tầm vận động của khớp (gấp, duỗi, dạng, khép, xoay…) nhằm mục đích duy trì tầm vận động khớp, phòng ngừa các biến chứng của bất động và tạo thuận cảm giác bản thể, giảm nguy cơ chấn thương.

 

     Một số dụng cụ tập tầm vận động: gậy, thang tường, ròng rọc, mặt phẳng ngang,…

 

Bài tập có kháng trở

 

     Đó là những bài tập do người bệnh tự thực hiện kháng lại sức cản hoặc kháng trở. Sức cản là một lực bên ngoài tác dụng theo hướng ngược với vận động của đoạn chi thể tập luyện. Sức cản có thể là trọng lượng của chi thể hoặc bản thân cơ thể, kháng trở bằng tay của người tập, hoặc nguồn lực khác, như tạ tay, bao cát, dụng cụ.

 

Vận động trị liệu

 

     Những bài tập này dựa trên nguyên lý quá tải (overload). Quá tải có nghĩa là gia tăng dần lực tải áp dụng để tạo áp lực và thách thức cho cơ đang tập luyện. Có thể quá tải bằng nhiều cách khác nhau như tăng mức kháng trở, tăng số hiệp và số lần lập lại, tăng tốc độ tập luyện, giảm thời gian nghỉ ngơi, hoặc tăng thời gian tập luyện. Tất cả các biện pháp tạo quá tải phải tăng dần để người bệnh có thể thích ứng với các thay đổi tập luyện.

 

     Các loại bài tập kháng trở gồm: bài tập đẳng trường, bài tập đẳng trương và bài tập đẳng động.

 

Bài tập kéo giãn

 

     Bài tập được thực hiện thụ động, dành cho bệnh nhân có cơ hoặc nhóm cơ bị kéo dãn có dấu hiệu kém hoạt động, bài tập sẽ giúp kéo dãn các mô mềm bị co rút.

 

     Chỉ định: các trường hợp hạn chế tầm vận động khớp do sự rút ngắn mô mềm (cơ, tổ chức liên kết, bao khớp và da), thường là hậu quả của bất động (do nằm lâu, bó bột, phẫu thuật) hoặc mất thăng bằng cơ, rối loạn trương lực cơ. Không kéo giãn khi mất tầm vận động do di lệch xương, khớp

 

     Lực kéo giãn có thể là bằng tay của người tập (kéo giãn bằng tay), dụng cụ (kéo giãn bằng dụng cụ), hoặc bản thân người bệnh (tự kéo giãn). Lực phải đủ để tạo sức căng lên các cấu trúc mô mềm nhưng không quá mạnh làm đau hoặc chấn thương các cấu trúc. Bệnh nhân phải có cảm giác kéo căng, nhưng không đau, trong tổ chức đang được kéo giãn.

 

Vận động trị liệu

 

Nội dung liên quan: Tham khảo bảng giá dịch vụ của TRUNK

 

Bài tập sức bền tim phổi

 

     Bài tập cường độ thấp được lặp lại nhiều lần ở các nhóm cơ lớn, giúp cải thiện các chức năng hoạt động thường ngày như đi lại, chạy nhảy, leo cầu thang.

 

     Mỗi bệnh nhân tập luyện cần có một chương trình riêng biệt sau khi đã được thăm khám lượng giá cẩn thận. Tập luyện sớm, liên tục và tăng tiến từ từ sẽ giúp bệnh nhân nhanh hồi phục hơn. Dưới sự giúp đỡ của các bác sĩ, kỹ thuật viên tay nghề tốt, nhiều kinh nghiệm sẽ khiến bệnh nhân có liệu trình điều trị thích hợp nhất với tình trạng của mình.

 

Bài tập vận động thụ động

 

     • Là động tác được thực hiện bởi người điều trị, dụng cụ. Hoặc chi lành không có sự co cơ của chi vận động

 

     • Chỉ định: khi bệnh nhân liệt hoàn toàn hoặc rất yếu do tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại biên, hoặc không thể tự vận động vì đau, yếu sau phẫu thuật, bệnh nặng.

 

Mục đích:

 

     + Phòng ngừa kết dính khớp.

 

     + Duy trì độ dài cơ và phần mềm quanh khớp, ngăn ngừa co rút.

 

     + Tăng cảm giác cảm thụ bản thể.

 

     + Phòng ngừa các biến chứng do bất động khác.

 

Vận động trị liệu

 

Nguyên tắc thực hiện:

 

     + Các động tác vận động phải được thực hiện chậm, nhẹ nhàng và đều đặn. Không bao giờ dùng lực cưỡng bức bắt khớp phải vận động gây tổn thương khớp.

 

     + Tập từng khớp theo một trình tự nhất định và thời gian nhất định. Thông thường mỗi ngày tập hai lần, mỗi động tác thực hiện 5 – 10 lần.

 

Bài tập vận động chủ động có trợ giúp

 

     Là động tác người bệnh tự thực hiện nhưng có sự trợ giúp bên ngoài của người điều trị, bản thân người bệnh hay dụng cụ cơ học. Thường áp dụng cho yếu cơ vừa (người bệnh không thể tự di chuyển chi thể hết tầm), tập dưới nước, tập có dụng cụ trợ giúp.

 

Mục đích:

 

     + Như tập vận động thụ động.

 

     + Tăng tiến cơ lực.

 

Nguyên tắc:

 

     + Trợ giúp vừa đủ.

 

     + Giảm dần trợ giúp khi cơ lực cải thiện.

 

Vận động trị liệu

 

Bài tập tầm vận động chủ động

 

     Là vận động do người bệnh tự hoàn tất không cần sự trợ giúp bên ngoài. Áp dụng khi cơ lực bệnh nhân đủ mạnh, có thể di chuyển chi thể hết tầm vận động.

 

Mục đích:

 

     + Như chủ động trợ giúp.

 

     + Tăng tiến cơ lực, cải thiện chức năng.

 

Nguyên tắc:

 

     + Động tác không quá dễ hoặc quá khó.

 

     + Phải kiểm soát để tránh các cử động thay thế.

 

     Một số dụng cụ tập tầm vận động: gậy, thang tường, ròng rọc, mặt phẳng ngang, ván trượt,...

 

Bài tập đẳng trường (gồng cơ tĩnh)

 

     Là bài tập trong đó co cơ không tạo nên chuyển động ở khớp, gắng sức chống lại một vật không di chuyển, hoặc giữ một vật ở tư thế tĩnh. Thường được chỉ định trong trường hợp cần hạn chế vận động khớp. Do bệnh lý/sau phẫu thuật hoặc để làm mạnh các cơ bảo vệ khớp (viêm khớp).

 

Vận động trị liệu

 

Các ích lợi của bài tập đẳng trường

 

     • ít kích thích khớp.

 

     • Hoạt động “bơm” cơ, làm giảm sưng và phù nề.

 

     • Giảm thiểu teo cơ.

 

     • Gia tăng lực cơ tĩnh, cải thiện sự vững khớp.

 

     • Bất lợi của các bài tập đẳng trường gồm: Không tạo công, không gia tăng lực cơ động. Chỉ gia tăng sức mạnh ở góc khớp mà bệnh nhân tập luyện Khó động viên bệnh nhân.

 

Nội dung liên quan: Phương pháp chữa căng cơ hiệu quả

 

Những lưu ý khi sử dụng những phương pháp này

 

     Khi sử dụng phương pháp vận động trị liệu, hãy chắc chắn rằng bạn có sự giúp đỡ tận tình từ bác sĩ và các kỹ thuật viên có tay nghề. Bên cạnh đó, cũng đảm bảo bản thân đang không gặp phải các tình trạng dưới đây:

 

     • Người bị gãy xương chưa cố định tốt, xương chưa liền tốt.

 

     • Người bị bỏng mới tiến hành ghép da.

 

     • Người đang gặp các vấn đề bệnh lý về tim mạch/ huyết áp không ổn định

 

     • Người đang gặp các bệnh lý cấp như: sốt cao, viêm nhiễm,…

 

Vận động trị liệu

 

     Nếu các bạn đang gặp vấn đề về cơ xương khớp, hay phương pháp vận động trị liệu. Đừng ngần ngại nhấc máy gọi cho phòng khám TRUNK theo số hotline 0933 001 673 để được đặt lịch tư vấn và thăm khám nhanh nhất!


TRUNK - 正能量整復所

Địa chỉ: 1648 Võ Văn Kiệt, P.16, Q.8 Tp.HCM (Chung Cư Carina)

Hotline: 0933001673

Email: duongsinhquan@gmail.com

Website: nanchinhxuongkhop.com


Tìm kiếm có liên quan

ROM trong phục hồi chức năng

Xoa bóp trị liệu

Cơ đồng vận là gì

Bài tập co cơ ly tâm

Kỹ thuật Frenkel là gì

Trị liệu là gì

Co cơ đồng tâm là gì

Ngôn ngữ trị liệu

Đặt lịch

2019 Copyright © TRUNK - 正能量整復所 . All rights reserved. Design by i-web.vn

Chat Live Facebook